Tiếng hát của Tuấn Vũ một thời là thần tượng của thính giả trong nước Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Đi đâu cũng nghe Tuấn Vũ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu cũng nghe văng vẳng giọng ca của anh. Nào "Nỗi Buồn Sa Mạc, nào Người Yêu Cô Đơn, Khi Đã Yêu, Tương Tư 4, Mimosa, Phượng Buôn... và không biết bao nhiêu là nhạc phẩm khác đã được trình bày bởi Tuấn Vũ đều được mọi người ưa thích. Thời gian sau này, Tuấn Vũ rất ít xuất hiện trước khán giả mặc dù sự đòi hỏi lên rất cao ở khắp nơi, nhưng tiếng hát của anh đã trở thành bất hủ đối với số đông người. Khán giả chờ đợi sự xuất hiện của anh, họ thèm thuồng tiếng hát có một sức lôi cuốn kỳ diệu đó, nhưng Tuấn Vũ vẫn vắng bóng. Trong những năm từ 1985 cho đến 1991, tiếng hát Tuấn Vũ đã mang đến một lợi nhuận rất lớn cho những trung tâm băng nhạc như Giáng Ngọc, Đời, Phượng Hoàng... Băng nào hoặc CD nào có Tuấn Vũ là "chắc ăn." Lý do sự vắng bóng của Tuấn Vũ trong những ngày gần đây đã gây nhiều thắc mắc nơi những người ái mộ anh. Theo những người thân cận Tuấn Vũ cho biết thì có lẽ anh đã có một đam mê nào khác ngoài âm nhạc. Nhà thơ Nguyên Sa đã tặng cho Tuấn Vũ danh hiệu "Con Chim Phượng Hoàng" đã một thời tung hoành trên một độ cao chót vót. Nhưng theo ông thì bây giờ con chim phượng hoàng đã gãy cánh. "Con chim nhỏ gãy cánh còn có thể gượng dậỵ Con chim cánh lớn, dăng ra mỗi chiều gần hai thước, khó gượng dậỵ Tôi nhìn thấy Phượng Hoàng mất dần độ caọ Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng mắc kẹt. Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng nhìn tôi nước mắt lưng tròng, không muốn làm tôi nhọc lòng, lặng lẽ bỏ đi". Tuy nhiên ông tin tưởng "Tôi biết bầu trời đó của nó. Tôi biết, con chim lạ, con chim biết tự mình tổ chức cho mình một cách tuyệt đối chính xác những lần cất cánh, mỗi lúc một cao, con chim kỳ lạ, nó sẽ trở lại". Và con chim Phượng Hoàng đã bay trở lại với vòm trời âm nhạc vào khoảng cuối năm vừa qua trong một số băng nhạc và video của các trung tâm Thanh Hằng, Giáng Ngọc, Làng Văn... Source: Trường Kỳ, VietMedia |
Quay lại trang chủ: Click vào đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét