Tăng Tốc Máy Tính Của Bạn Trong 5 Bước

Máy tính của bạn trở nên ngày càng ì ạch ? Đã đến lúc bạn nên cải thiện hiệu năng hoạt động của hệ thống với 5 gợi ý dưới đây.

Bước 1 : Quét virus cho hệ thống

Khi hệ thống của bạn trở nên chậm chạp, nguyên nhân được nêu đầu tiên là các loại virus với số lượng tăng lên từng ngày. Hầu hết những phần mềm quét virus tốt hiện nay đều có cơ chế bảo vệ khá tốt và hoạt động hoàn toàn tự động nên không làm mất quá nhiều thời gian của bạn.

Avira Antivir AVG Antivirus là 2 phần mềm quét virus mà bạn nên thử qua. Cả hai chương trình này đều cho phép người dùng cập nhật miễn phí cũng như có cơ chế bảo vệ hệ thống khỏi sự tấn công của virus khá tốt.





Bước 2: Chống phân mảnh đĩa cứng

Khi bạn truy cập, copy hoặc xóa các tập tin trong ổ cứng của mình, dữ liệu lưu trong ổ cứng của bạn sẽ bị chia thành các mảnh nhỏ chứ không phải là một khối thống nhất. Điều đó có nghĩa là để truy cập một tập tin đơn lẻ, hệ thống của bạn phải thực hiện việc gom góp các mảnh nhỏ dữ liệu ở nhiều vị trí khác nhau trên ổ cứng, kéo theo hệ quả là các tác vụ của hệ thống trở nên chậm chạp đi.

Chống phân mảnh ổ đĩa cứng được định nghĩa là việc sắp xếp lại dung lượng bộ nhớ trên đĩa cứng bằng cách hợp nhất các tập tin tương tự nhau nhằm tăng công suất đĩa cứng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy công cụ này ở mục System Tools trong thư mục Accessories của Windows.

Lưu ý: Ổ cứng có dung lượng càng lớn, thời gian chống phân mảnh đĩa cứng sẽ kéo dài hơn.



Bước 3: Dọn sạch sẽ hệ thống
Bạn nên nhớ việc cài đặt quá nhiều phần mềm vào máy tính cũng góp phần làm giảm tốc độ hoạt động của hệ thống. Một số phần mềm tự động chạy nền ngay cả khi bạn không mở chúng. Hệ quả là chip xử lý của bạn sẽ phải gánh vác thêm những tác vụ không mong muốn này.

Chẳng hạn phần mềm iTunes rất phổ biến luôn có 2 ứng dụng chạy nền cùng với các tác vụ của Windows ngay cả khi bạn không đang sử dụng chúng. Hai ứng dụng này cho phép iTunes có thể kết nối với iPod hoặc iPhone khi cắm vào máy tính, nhưng nếu bạn không có một trong 2 thiết bị trên đó thì hai ứng dụng trên nên vô ích và làm chậm hệ thống của bạn.




Để quan sát các tác vụ chạy nền một cách rõ ràng, bạn có thể sử dụng một phần mềm thân thiện và hiệu quả hơn Task Manager của Windows, đó là ProcessScanner. Hoặc bạn có thể sử dụng một ứng dụng miễn phí khác của Microsoft với giao diện phức tạp hơn là Process Explorer.

Bên cạnh đó, với câu lệnh msconfig ở mục Run của Windows, bạn có thể dễ dàng lựa chọn các tác vụ chạy cùng Windows khi khởi động.


Bước 4: Cài lại hệ điều hành

Ngay cả khi bạn đã chăm chút cẩn thận cho hệ thống của bạn, đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng việc cài lại hệ điều hành sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn việc ngồi dò tìm cách giải quyết cho từng vấn đề làm giảm tốc độ hệ thống.
Việc đầu tiên bạn cần làm là sao lưu lại toàn bộ những dữ liệu quan trọng của mình. Đó có thể là thư viện nhạc, video, bookmark của trình duyệt web, thư mục chứa email, các file save của game… Có rất nhiều cách để bạn sao lưu dữ liệu quan trọng: ổ đĩa cứng gắn ngoài, USB có dung lượng lớn, ghi ra đĩa DVD, các trang web lưu trữ trực tuyến uy tín như Windows Live SkyDrive, YouSendIt…



Nếu máy tính của bạn mang thương hiệu nổi tiếng như Lenovo, HP… bạn chỉ cần sử dụng đĩa recovery và khôi phục lại toàn bộ hệ thống như thời điểm mới mua máy. Nếu không, bạn có thể sử dụng đĩa cài đặt Windows để cài mới lại hệ điều hành.



Bước 5: Nâng cấp hệ thống

Nếu bạn đã cài đặt lại hệ điều hành mới nhưng hệ thống của bạn vẫn không thể đảm đương được một số tác vụ (game mới, ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên phần cứng), cách cuối cùng bạn làm là nâng cấp hệ thống. Hai bộ phận quan trọng nhất mà bạn cần nâng cấp là RAM (cho phép chạy nhiều tác vụ cùng lúc và tăng tốc thời gian chuyển giữa các tác vụ). Lưu ý: Bạn nên chú ý đến loại RAM (SD RAM, DDR, DDR2, DDR3) cũng như lượng RAM tối đa mà hệ thống của mình hỗ trợ.

Bộ phận thứ hai cần quan tâm nâng cấp là card đồ họa với nhiều mức giá khác nhau. Lưu ý: Bạn nên chú ý đến loại card đồ họa mà hệ thống của mình hỗ trợ (APG hoặc PCI-Express). Còn nếu như bạn muốn nâng cấp chip xử lý mới, có lẽ bạn nên nghĩ đến việc thay mới toàn bộ hệ thống.



PCWorld


Quay lại: Click vào đây

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
footer